Bảo trì khi lò hơi dừng hoạt động

Bảo trì khi lò hơi dừng hoạt động

Bảo trì khi lò hơi dừng hoạt động

Bảo trì khi lò hơi dừng hoạt động

 BẢO TRÌ LÒ HƠI KHI LÒ DỪNG HOẠT ĐỘNG

1. Tầm quan trọng của việc bảo trì bảo dưỡng lò hơi

Lò hơi là thiết bị có đặc tính làm việc ở nhiệt độ cao nên có khả năng xuất hiện nhiều mối nguy hiểm khi vận hành. Chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến lò hơi bị phá hủy một cách nhanh chóng và thậm chí gây nổ.

Hiệu suất và sự an toàn của lò hơi phụ thuộc nhiều vào việc bảo trì, bảo dưỡng lò hơi. Hệ thống lò hơi, các thiết bị của lò hơi, môi trường xung quanh, đường ống nước, hệ thống điều khiển, hệ thống xử lý khói thải lò hơi… nên được giữ sạch sẽ để duy trì độ chính xác, đảm bảo lò hơi luôn hoạt động ở hiệu suất và mức độ an toàn cao.

Để đảm bảo hệ thống lò hơi làm việc ổn định, đạt công suất sinh hơi, nâng cao tuổi thọ thì lò hơi cần được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên theo quy trình kiểm định, tuân thủ chặt chẽ các trình tự, thủ tục kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, định kỳ và bất thường.

2. Vệ sinh và bảo dưỡng bảo trì lò hơi

Vệ sinh và bảo dưỡng lò hơi là quy trình cần thiết để bảo đảm lò hơi luôn vận hành ổn định, đạt hiệu suất cao. Lò hơi là một thiết bị công nghiệp cần được vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ theo quy chuẩn, tùy vào từng loại lò hơi mà có những cách vệ sinh và bảo trì khác nhau. Tuy nhiên, cần nắm được một số nguyên tắc cơ bản khi thực hiện quy trình nêu trên khi sử dụng các loại lò hơi nói chung.

Vệ sinh và bảo dưỡng lò hơi là công việc không hề đơn giản, đòi hỏi người thực hiện phải có hiểu biết về thiết bị này, có năng lực và kinh nghiệm. Đặc biệt, để quy trình được thực hiện an toàn, hiệu quả, chúng ta phải bám sát quy trình vệ sinh và bảo dưỡng lò hơi tiêu chuẩn, tránh xảy ra những rủi ro, nguy hiểm ngoài ý muốn.

3. Nội dung kiểm ra, bảo trì khi lò hơi dừng hoạt động

Lò hơi là thiết bị có nhiều mối nguy hiểm xuất hiện khi vận hành. Một sai sót nhỏ có thể dẫn đến lò hơi bị phá hủy một cách nhanh chóng thậm chí gây nổ. Vì vậy, người vận hành, đơn vị sử dụng phải có kế hoạch kiểm tra và bảo trì lò hơi định kỳ để đảm bảo lò hơi luôn hoạt động ở trạng thái an toàn và ổn định.

Hình ảnh: Hệ thống lò hơi đang ngừng hoạt động để thực hiện bảo trì

Chi tiết công tác kiểm tra, khảo sát hệ thống lò hơi:

- Mở nắp lò, nhân viên kỹ thuật chui vào trong để kiểm tra các biểu hiện bất thường trên các bộ phận của lò hơi.

- Kiểm tra an toàn hệ thống điện

- Kiểm tra cáu cặn, các biến dạng trên bề mặt của ống lò, ống lửa

- Kiểm tra ăn mòn các bộ phận bên trong lò hơi.

- Kiểm tra hệ thống điện trên bảng điều khiển, đảm bảo chúng được đấu nối và hoạt động theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Kiểm tra các phụ kiện như thiết bị thu hồi nước cấp, bộ khử khí và hệ thống cấp liệu hóa học, nếu đây là một phần của hệ thống lò hơi.

- Kiểm tra đường ống dẫn hơi nước nóng, ống khói thải

- Kiểm tra độ an toàn của các van

- Kiểm tra nhiệt độ của bộ gia nhiệt cho nước cấp để đảm bảo nước cấp được đưa vào lò hơi phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật.

- Kiểm tra chất làm mềm nước cấp, chất khử, hệ thống cấp hóa chất và những thiết bị liên quan nhằm đảm bảo hàm lượng các chất xử lý đưa vào nước cấp có nồng độ phù hợp.

- Lấy mẫu nước cấp kiểm tra xem có đạt yêu cầu không

- Kiểm tra hệ thống tính hiệu báo động cạn nước

- Xem xét tình trạng vận hành của các động cơ

- Kiểm tra rò rỉ nhiên liệu, nước và hơi nước, khí thải

- Kiểm tra hoạt động của rơ le áp suất của thiết bị cấp gió

- Kiểm tra bộ khuếch tán nhiên liệu của đầu đốt xem có biến dạng, cháy hoặc nứt không

- Kiểm tra toàn bộ bên trong và bên ngoài lò hơi để phát hiện các biến dạng bất thường

- Kiểm tra cáu cặn ở các bồn chứa nước cấp, nước ngưng


Hình ảnh: Thực trạng bên trong lò hơi

Hình ảnh: Nhân viên kỹ thuật khảo sát kiểm tra tình trạng lò hơi

Hình ảnh: Nhân viên phòng thí nghiệm kiểm tra mẫu nước

3.1 Lên phương án thực hiện bảo trì bảo dưỡng lò hơi

Lập biên bản báo cáo chi tiết các vấn đề và cách khắc phục.

Đặc biệt đối với lò hơi gặp phải tình trạng cáu cặn, thời gian tẩy và lượng hóa chất dùng để tẩy cáu cặn thường phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • o Thời gian làm việc, thời gian hoạt động của thiết bị
  • o Tổng độ cứng của nước cấp, TDS chất rắn hòa tan
  • o Công suất làm việc thiết bị
  • o Lượng nước tiêu thụ khi thiết bị hoạt động, làm việc
  • o Dừng cấp nhiệt cho lò hơi
  • o Hạ áp trong lò theo đường xả áp (trong quá trình hạ áp ta phải chú ý lượng nước trong lò hơi, không được để nước cạn quá ½ lò, sau khi áp suất hạ 1-2 kg ta tiến hành bơm nước vào lò để hạ nhiệt trong lò từ từ đồng thời kết hợp xả đáy)
  • o Khi quá trình hạ áp và bơm nước vào lò đã đạt yêu cầu (Áp suất trong lò về 0, và nhiệt độ nước trong lò đạt nhiệt độ an toàn thì ta tiến hành tẩy rửa.)

Lên phương án, lựa chọn và tính toán lượng hóa chất cần sử dụng để tẩy cặn cho lò hơi.

3.2 Tiến trình thực hiện quy trình bảo trì bảo dưỡng vệ sinh lò hơi

Sửa chữa và thay thế toàn bộ những linh kiện bị hỏng hóc. Đảm bảo toàn bộ hệ thống hoạt động theo thông số của nhà sản xuất đưa ra.

Sau quá trình kiểm tra lên phương án, tính toán lượng hoá chất sử dụng thì ta tiến hành thực hiện xử lý tẩy rửa cáu cặn lò hơi hiệu quả, đúng quy trình như sau:

  • Cách li các van tự động, các thiết bị đo (đồng hồ áp, đầu dò,…). Tháo mặt bích cần thiết.
  • Lắp đặt hệ thống châm hóa chất tẩy. Bơm nước sạch vào thiết bị, chạy tuần hoàn để kiểm tra độ rò rỉ của hệ thống tuần hoàn hóa chất.
  • Châm hóa chất ức chế ăn mòn LTV CL2482 vào hệ thống, tuần hoàn 1 – 2 giờ.
  • Châm hóa chất tẩy LTV CL32 vào hệ thống, tuần hoàn 4-5 giờ tùy thuộc vào việc kiểm tra nồng độ hóa chất tẩy (cứ 30 phút/lần). Bổ sung thêm hóa chất LTV CL32 (nếu cần) để duy trì nồng độ hóa chất tẩy LTV CL32 từ 2-5%.
  • Tiếp tục chạy tuần hoàn hóa chất tẩy cho đến khi nồng độ hóa chất tẩy không thay đổi. Đây là giai đoạn quan trọng để xác định hóa chất đủ thời gian phản ứng với cáu cặn nhưng không gây ăn mòn thiết bị, quyết định cho việc dễ dàng vệ sinh cáu cặn trong giai đoạn tiếp theo.
  • Thu hồi hóa chất tẩy từ hệ thống vào các bồn chứa để chờ xử lý.
  • Châm nước sạch vào trong hệ thống và cho chạy tuần hoàn để xúc rửa 1 phần hóa chất tẩy còn lại ra ngoài hệ thống. Việc súc rửa hệ thống được thực hiện nhiều lần cho đến khi kiểm tra pH, TDS nước cấp và pH, TDS nước xả bỏ trong hệ thống tương đương nhau (dao động không quá 0.5).
  • Châm hóa chất trung hoà LTV CN50 và chạy tuần hoàn trong khoảng 2 – 3 giờ. Có thể ngâm hóa chất trung hòa qua đêm.
  • Xả bỏ hóa chất trung hòa LTV CN50 ra ngoài và xúc rửa bằng nước sạch.
  • Sử dụng máy phun nước áp lực để vệ sinh cơ học và đưa cáu cặn trong hệ thống ra ngoài.
  • Việc súc rửa hệ thống được thực hiện nhiều lần cho đến khi kiểm tra pH, TDS nước cấp và pH, TDS nước trong hệ thống tương đương nhau (dao động không quá 0.5).
  • Kiểm tra, đánh giá mức độ cặn đã được loại bỏ sau khi tẩy rửa.
  • Kết nối hệ thống, trả lại hiện trạng ban đầu.
  • Châm nước mới vào và kiểm tra tổng thể trước khi cho hệ thống hoạt động trở lại.
  • Nghiệm thu hệ thống.

Trên đây là quy trình thực hiện cho việc tẩy cáu cặn (không gồm dạng silicate), việc thực hiện còn tùy thuộc vào tình trạng của hệ thống tại khách hàng.

3.3 Báo cáo sau thực hiện và đề xuất cải tiến nâng hiệu suất

- Lắp đặt hệ thông châm hóa chất tự động (nếu chưa có). Chi tiết xem TẠI ĐÂY

- Lắp đặt hệ thống xả đáy tự động ( nếu chưa có). Chi tiết xem TẠI ĐÂY

- Lắp đặt hệ thống xử lý nước cấp ( nếu chưa có)

3.4 Đào tạo nhân sự cho đơn vị sử dụng lò hơi

4. Lợi ích khi có kế hoạch bảo trì lò hơi định kỳ

Dịch vụ bảo trì, sửa chữa lò hơi công nghiệp

1. Thiết bị luôn hoạt động tốt và kéo dài thời gian sử dụng

2. Không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

3. Phát hiện và khắc phục lỗi kịp thời

4. Dự báo và ngăn ngừa lỗi trong tương lai gần

5. Tiết kiệm được năng lượng

6. Bảo vệ môi trường

7. Tiết kiệm được chi phí đầu tư thiết bị mới

8. Xác định được chi phí bảo trì, bảo dưỡng trong năm.
 

Zalo Messenger Facebook Gmail Hotline